Quy trình làm báo cáo tài chính cuối năm 2015 chuẩn

Các bước lập báo cáo tài chính cuối năm

Hướng dẫn Quy trình làm báo cáo tài chính cuối năm 2015 chuẩn dành cho các bạn kế toán của dichvuketoan247

Bạn là kế toán mới ra trường, hoặc có kinh nghiệm làm kế toán phần hành 1,2 năm, chưa có kinh nghiệm làm Báo cáo tài chính. Bạn được Giám đốc giao nhiệm vụ làm báo cáo tài chính cho năm 2015 này. Bạn đang rất lo lắng vì chưa làm Báo cáo tài chính bao giờ, hơn nữa thời hạn chốt số liệu khoá sổ kế toán 31/12/2015 đang đến gần.

Các bước lập báo cáo tài chính cuối năm

Dịch vụ kế toán 247 xin hướng dẫn bạn quy trình làm Báo cáo tài chính như sau:

Bước 1: Kiểm tra lại 1 lần 100% các nghiệp vụ phát sinh trong năm trên sổ sách kế toán
– Kế toán phân ra các phần hành, vì vậy hoá đơn chứng từ phần hành nào bạn phải phân loại riêng từng phần hành.

– Lấy hoá đơn, chứng từ kiểm tra lại việc hạch toán từ hoá đơn, chứng từ lên sổ chi tiết các tài khoản đã chính xác chưa? Nếu có sai sót thì sửa chữa lại bút toán đã hạch toán.

Bước 2: Chốt số liệu của các tài khoản có phát sinh trong năm, kiểm tra, đối chiếu các số liệu phát sinh trong năm, số dư cuối kỳ.

– Chốt quỹ tiền mặt: Kiểm tra số dư quỹ tiền mặt thực tế với số dư tiền mặt trên sổ kế toán.

– Lấy sao kê sổ phụ ngân hàng, đối chiếu số phát sinh Nợ, Có trong năm, số dư cuối kỳ các ngân hàng giữa sao kê với sổ chi tiết từng tài khoản ngân hàng.

– Các bạn đặc biệt lưu ý nguyên tắc một số tài khoản kế toán: tài khoản 111,112,211,128, hàng tồn kho,… sẽ không bao giờ có số dư bên Có, tương tự tài khoản 311, 335, 411,.. không bao giờ có số dư bên Nợ.

– Gửi xác nhận công nợ phải thu, phải trả, công nợ nội bộ, công nợ khác (TK131, 136, 138, 141, 311, 331, 336, 338, 341): Việc xác nhận công nợ này có thể gửi Biên bản đối chiếu công nợ bằng văn bản hoặc xác nhận qua mail, điện thoại để bạn có thể đảm bảo rằng số dư các tài khoản công nợ tại 31/12/2015 của các bạn là chính xác. Đối với công nợ vay ngân hàng: đối chiếu số dư bằng cách đối chiếu số dư tài khoản 311, 341 đối tượng vay ngân hàng với sao kê tài khoản tiền vay.

Bước 3: Kiểm tra bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn nếu có. Số dư tài khoản 211, 212, 213 khớp với nguyên giá trên bảng khấu hao chưa, số phát sinh bên Có tài khoản 214 khớp với tổng khấu hao trong năm 2015 không? Số dư bên Có tài khoản 214 có khớp với tổng khấu hao luỹ kế trên bảng khấu hao không? Số dư tài khoản 142,242 có khớp với giá trị còn lại trên bảng phân bổ không? Các bạn lưu ý nếu DN bạn áp dụng thông tư 200 thì sẽ không còn tài khoản 142 nữa nhé.

– Đối chiếu lại bút toán hạch toán chi phí lương, bảo hiểm, khấu trừ BH vào lương, thuế TNCN phát sinh, thanh toán lương có khớp với bảng lương các tháng.

– Số dư tài khoản bảo hiểm 3383,3384,3389 tại 31/12/2015 có khớp với thông báo đóng Bảo hiểm T12/2015 không.

– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn có mã nào cuối kỳ bị âm không? Xem chi tiết từng mà để đảm bảo thời gian nhập trước thời gian xuất bán. Nếu thời gian nhập sau thời gian xuất bạn, bạn cần hoàn thiện bộ hồ sơ để đảm bảo hàng về trước chứng từ về sau.

Bước 4: Đối chiếu doanh thu, chi phí, VAT đầu ra, VAT đầu vào trên sổ sách với các tờ khai thuế GTGT
– Lập bảng đối chiếu doanh thu, VAT đầu vào, VAT đầu ra, thuế GTGT còn được khấu trừ, còn phải nộp để đối chiếu giữa các tờ khai thuế GTGT đã kê khai trong năm 2015 với số liệu trên sổ sách kế toán.

– Tổng doanh thu, VAT đầu ra trên tờ khai phải khớp với phát sinh bên Có tài khoản 511, 3331. Chỉ tiêu VAT đầu vào có thể không khớp vì có thể hoá đơn đầu vào bạn kê khai chậm.

– Đối chiếu giữa tờ khai và sổ sách còn giúp bạn phát hiện ra các hoá đơn đầu vào, đầu ra chưa kê khai, thuế GTGT còn nợ chưa nộp vào NSNN, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn đã đúng chưa? khớp với các hoá đơn trên tờ khai thuế GTGT chưa? Các hoá đơn đầu vào ghi sai các thông tin của công ty cần làm Biên bản điều chỉnh hoá đơn.

– Số dư tài khoản 133, hoặc 3331 có khớp với các số liệu trên tờ khai thuế không? Nếu có lệch, bạn cần có file giải trình chênh lệch do đâu.

– Kiểm tra việc hạch toán các loại thuế môn bài, thuế TNDN, TNCN xem đã đầy đủ, đúng với các giấy nộp tiền chưa. Một DN ít nhất cũng phát sinh 1 loại thuế trong năm là thuế môn bài.

Bước 5: Kiểm tra Doanh nghiệp không ghi nhận thiếu doanh thu

– Bạn cần kiểm tra sổ công nợ phải thu theo đối tương từ 1/1/2015->31/12/2015 để xem có mã khách nào đang dư Có tài khoản 131 không?

– Nếu có mã khách hàng nào như vậy, các bạn cần kiểm tra lại các nghiệp vụ hạch toán trên sổ chi tiết xem mình đã hạch toán đúng chưa. Nếu bạn hạch toán đúng rồi mà khách hàng này vẫn dư Có, bạn cần kiểm tra chi tiết xem dư Có là do khách hàng tạm ứng tiền thực hiện hợp đồng hay khách hàng thanh toán tiền mà bên bạn chưa ghi nhận doanh thu. Tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng đặc thù riêng của các khách hàng để có hướng xử lý.

– Thông thường, khi có Dư Có tài khoản 131, cơ quan thuế sẽ kiểm tra rất kỹ và khả năng cao sẽ phải ghi nhận doanh thu bổ sung trong năm tài chính.

Bước 5: Kiểm tra 100% các nghiệp vụ ghi nhận chi phí đủ điều kiện là chi phí được trừ.
– 3 điều kiện để 1 khoản chi là chi phí được trừ theo Thông tư 78/2014: thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có hoá đơn chứng từ đúng quy định, với các hoá đơn trên 20tr cần thanh toán qua ngân hàng.
– Các bạn cần kiểm tra lại toàn bộ các nghiệp vụ hạch toán phát sinh bên Nợ tài khoản chi phí: 632, 621,622,627, 642, 635, 811, 154 (trong trường hợp DN bạn làm BCTC theo QĐ48) xem có đủ điều kiện là chi phí được trừ không.
– Có những khoản chi không thoả mãn điều kiện là chi phí được trừ thì khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN các bạn nhớ loại ra nhé.

Bước 6: Cân đối doanh thu chi phí
– Kết chuyển các bút toán kết chuyển cuối năm.
– Làm nháp trước Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015. Xem mối tương quan tỷ lệ giá vốn/doanh thu; chi phí quản lý /Doanh thu xem đã phù hợp chưa? Nêu chưa ổn cần kiểm tra xem bạn đã hạch toán đầy đủ doanh thu, chi phí chưa? Các biện pháp cần thực hiện là gì để xử lý số liệu cho phù hợp hoặc theo mong muốn của mình.
– Chốt số liệu , tính thuế TNDN (nếu có); kiểm tra doanh nghiệp còn được chuyển lỗ nữa không.

Bước 7: Lập BCTC
– Sau khi có Bảng cân đối phát sinh tài khoản chính xác,bạn tiến hành làm Báo cáo kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh -> Bảng cân đối kế toán -> Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (DN làm theo QĐ 48 không bắt buộc phải làm báo cáo này)->Thuyết minh báo cáo tài chính .

– Làm báo cáo Quyết toán TNDN.

– Tổng hợp bảng lương, thưởng, chế độ khác của người lao động thành bảng tổng hợp thu nhập năm 2015 của toàn bộ CBCNV trong công ty, kể cả trường hợp là lao động thời vụ, lao động thuê ngoài.

– Đối chiếu lại một lần cuối số liệu trên BCTC với Bảng cân đối phát sinh tài khoản. Nếu báo cáo của bạn chính xác rồi, bạn trình lãnh đạo phê duyệt và nộp qua mạng thôi.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN 247 – Chúc các bạn có một bộ báo cáo tài chính chính xác, phù hợp. Các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác kế toán.


DỊCH VỤ KẾ TOÁN 247

Hotline: 0988 864 779/ 04 6680 9980

Email: thuybtt09@gmail.com/

Website: http://dichvuketoan247.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hotline: 0988.864.779
Chat Facebook
Gọi điện ngay