CHUẨN BỊ HỒ SƠ QUYẾT TOÁN THUẾ

Công ty dịch vụ kế toán thuế

DỊCH VỤ KẾ TOÁN 247 CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN VỀ CHUẨN BỊ HỒ SƠ QUYẾT TOÁN THUẾ CHO CÁC BẠN KẾ TOÁN, CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG TY BIẾT THÊM THÔNG TIN VỀ THỦ TỤC QUYẾT TOÁN THUẾ, ĐEM LẠI HIỆU QUẢ TỐT NHẤT KHI QUYẾT TOÁN THUẾ CÔNG TY.

Chào các bạn, thời điểm này đang là mùa cao điểm thanh tra, kiểm tra thuế của các Doanh nghiệp.

Bài viết của mình hi vọng giúp ích cho mọi người trong việc chuẩn bị hồ sơ cho cuộc kiểm tra/thanh tra thuế diễn ra tốt đẹp.
Thời gian chuẩn bị: 1-2 tháng trước khi thanh kiểm tra thuế, trước khi thuế công bố quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Thực tế, có khi thuế xuống đơn vị bạn công bố quyết định kiểm tra rồi, nhưng biên bản công bố vẫn để trống ngày để Doanh nghiệp (DN) có thể điều chỉnh số liệu cho chỉn chu trước khi chốt ngày trên biên bản. Vì vậy, các bạn cần liên hệ chặt chẽ, quan hệ với trưởng đoàn kiểm tra thật tốt nhé, mọi việc rồi sẽ suôn sẻ thôi.

Hướng dẫn làm báo cáo tài chính theo quyết định 200

Chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế:

  1. Điều lệ công ty; Quy chế tài chính; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế lương; Thỏa ước lao động tập thể.
  2. Tập hợp hóa đơn đầu vào, kiểm tra thông tin trên hóa đơn có đúng với thông tin DN trên dkkd tại các thời kỳ hay không. Vì DN có thể thay đổi các thông tin trên dkkd, nên bạn cần photo 1 bộ DKKD từ lần đầu và các lần thay đổi nhé.
  3. Đối chiếu hóa đơn đầu vào, đầu ra với tờ khai thuế xem việc kê khai đúng chưa? Nếu sai cần làm TK bổ sung điều chỉnh lại.
  4. Hóa đơn đầu ra viết liên tục từ số bé đến lớn. Hóa đơn hủy cần thu hồi liên đỏ, nếu xé khỏi cuống cần có BB hủy hóa đơn. Nhưng quan trọng nhất là thu hồi liên đỏ, gạch chéo 3 liên nhé. Đối chiếu BC26 với các hóa đơn hủy xem đúng chưa nhé. Photo 1 bộ thông báo phát hành hóa đơn, hợp đồng đặt in hóa đơn, biên bản thanh lý, bb hủy kẽm, mẫu hóa đơn để gửi cho thuế khi đoàn thuế xuống.
  5. Kiểm tra việc hạch toán các nghiệp vụ từ hóa đơn, chứng từ với sổ kế toán các tài khoản đúng quy định, hợp lý chưa.
  6. Giá vốn phải phù hợp với doanh thu. Nếu DN có nhiều loại hình hoạt động sxkd, thì cần mở riêng tài khoản doanh thu, giá vốn theo từng hoạt động. Tùy từng loại hình hoạt động mà xác định giá vốn ntn cho phù hợp đúng quy định.
    • Ví dụ 1: Doanh nghiệp xây dựng thì doanh thu, giá vốn, chi phí dở dang, CF NVL TT, NC TT, CF SXC theo dõi riêng theo từng công trình. Ngày ghi nhận doanh thu công trình là ngày trên biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng, không phải ngày ký quyết toán công trình. Và còn nhiều vấn đề chi tiết nữa nêu ở bài này không hết.

    • Ví dụ 2: Doanh nghiệp vận tải thì bạn phải xây dựng định mức tiêu hao xăng xe cho từng loại xe. Khi bạn hạch toán xăng xe theo từng chuyến/cung đường xe chạy, chi phí xăng xe hạch toán đúng định mức. Ngoài CF xăng xe còn có chi phí cầu đường, bến bãi, rửa xe, bảo dưỡng, khấu hao,… đều tính vào giá vốn.

  7. Hồ sơ lương: bảng lương có ký nhận tiền đầy đủ, nếu lương CK qua NH thì không cần ký nhận. Chữ ký người nhận tiền trên bảng lương khớp với Hợp đồng lao động. Hồ sơ nhân sự: hợp đồng lao động, Sơ yếu lí lịch, CMTND, Giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe, đơn xin việc,.. Quan trọng nhất là CMTND và Sơ yếu lí lịch, hợp đồng lao động. Các bạn lưu ý, lương trên hợp đồng phải khớp lương trên bảng lương nhé. Khi mức lương của nhân viên thay đổi ải làm quyết định tăng/giảm lương tại các thời điểm nhé.

  8. Các khoản phụ cấp cho người lao động: PC ăn ca, đồng phục, xăng xe, điện thoại, nghỉ mát, chế độ công tác phí đều phải được quy định tại 1 trong các văn bản: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính; quy chế chi tiêu.

  9. Các chứng từ sổ sách kế toán có đầy đủ chữ ký. Quan trọng nhất là phiếu thu, chi có ký của người lập biểu, người nhận tiền/người nộp tiền; thủ quỹ; Giám đốc. Nếu Cty bạn có KTT thì thêm chữ ký KTT trên phiếu nhé. Các phiếu nhập kho/xuất kho/thẻ kho có chữ ký thủ kho, người nhận hàng/giao hàng.

  10. Các hóa đơn nhập hàng mà hàng về trước, hóa đơn về sau thì cần làm Biên bản giao nhận hàng hóa/ phiếu xuất kho có chữ ký, dấu treo của bên bán tại thời điểm bên bạn thực nhận hàng nhé.

  11. Hàng tồn kho không âm tại thời điểm cuối kỳ và tại mọi thời điểm trong năm nhé. Nếu có bị âm cần kiểm tra các mã hàng nào tương tự, giống nhau không để xử lý hoặc có hướng xử lý khác.

  12. Với các DN trong lĩnh vực thương mại cần lưu ý giá bán các mặt hàng có đúng chính sách bán hàng của DN không nhé. Lãi trên các đơn hàng, mặt hàng ntn nữa nhé.

  13. Công nợ của các hóa đơn trên 20tr cần CK qua NH. Tại 31/12 hàng năm mà công nợ chưa CK thì cần xem lại điều khoản thanh toán trên hợp đồng, nếu thanh toán chậm so với quy định trên hợp đồng thì phải làm Biên bản gia hạn công nợ; biên bản đối chiếu công nợ nhé, hoặc nếu hai bên sửa lại được hợp đồng thì càng tốt.

  14. Sắp xếp hợp đồng đầu ra đầu vào; biên bản thanh lý, nghiệm thu theo từng bộ riêng, tốt nhất là sắp xếp theo từng năm, trình tự thời gian từ đầu -> cuối năm để dễ tra cứu, lấy hợp đồng sau này.

  15. Kiểm tra công nợ 131, 331: nếu 131 dư có thì phải là đối tác tạm ứng tiền cho mình, chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhé; còn công nợ 331 dư có thì như mục 13 mình đã nêu, nếu 331 dư Nợ là mình thanh toán cho NCC mà chưa có hóa đơn: Bạn phải xem có phải bên bạn tạm ứng tiền không; nếu là thanh toán mà chưa có hóa đơn thì phải check lại xem bạn có hạch toán thiếu hóa đơn hay nhầm công nợ không. Trừ trường hợp mất hóa đơn đầu vào nhé, hoặc vấn đề lớn là trốn doanh thu đó.

  16. Số dư các tài khoản thuế khớp với số liệu trên TKT nhé. Ở đây mình nói là tờ khai đúng đó.
  17. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC tính đúng theo khung khấu hao, phân bổ quy định, số liệu khớp với TK 214, 211, 242. Chuẩn bị bộ hồ sơ TSCĐ: Hóa đơn mua tài sản, hợp đồng mua bán, UNC chuyển khoản qua NH; Đăng ký với cơ quan nhà nước, nộp lệ phí trước bạ,….

  18. Nếu Cty bạn có psinh các khoản vay: Ngân hàng/cá nhân/tổ chức, bạn chuẩn bị hợp đồng tín dụng; hợp đồng vay tiền; khế ước nhận nợ, sao kê tk tiền vay. Kiểm tra tiến độ góp vốn so với hoạt động vay để tính toán chi phí lãi vay được tính vào chi phí toàn bộ hay bị loại trừ do không góp đủ vốn.

  19. Kiểm tra sổ quỹ để xem dòng tiền tồn tại các thời điểm có bị âm không? Số dư tồn quỹ nhiều là tại thời điểm hay kéo dài qua thời gian. Nếu bạn không để ý vấn đề tưởng nhỏ này, có khi lại là cái bẫy để tăng thuế TNDN phải nộp Nhà nước nhé.

  20. Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp: đúng quy định luật thuế TNDN để không bị loại trừ. Hóa đơn có bảng kê đi kèm thì nhất thiết phải có bảng kê, không được thiếu nhé, hóa đơn tiếp khách phải ghi là tiếp đối tác nào nhé….

  21. Hồ sơ sổ sách kế toán in đóng quyển đầy đủ, in các bộ BC quyết toán năm sẵn sàng chờ thuế xuống.
  22. Không nên mang toàn bộ hồ sơ kế toán ngay cho thuế xem, mà nên chờ thuế yêu cầu gì thì mình mang hồ sơ đó.

Trên đây chỉ là vắn tắt các nội dung chuẩn bị cho cuộc quyết toán thuế, còn chi tiết phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động nhé.

Cuối cùng, điều quan trọng là bạn cần tự tin vào số liệu kế toán mình làm, không cần sợ gì cả, không cần mất bình tĩnh. Thuế yêu cầu giải trình gì, hỏi gì mà các bạn không chắc chắn thì các bạn trả lời là để e kiểm tra/hỏi lại giám đốc,.. Nếu các bạn chắc chắn thì các bạn trả lời luôn cũng không sao.

Các bạn nên liệt kê ra các vấn đề của DN mình có thể bị thuế hỏi, loại trừ khi QTT để có hướng trả lời và xử lý. Quá trình QTT cũng chỉ là quá trình cân não giữa DN (cụ thể là kế toán) và đoàn kiểm tra thôi mà. Mọi việc đều có thể giải quyết ổn thỏa, miễn là hai bên có thiện chí hợp tác.

Các cụ có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, mình không bảo các bạn nịnh thuế, nhưng chỉ cần các bạn nhẹ nhàng, hợp tác với đoàn kiểm tra là mọi việc sẽ đầu xuôi đuôi lọt.

Các bạn cần thêm thông tin về quyết toán thuế, làm lại sổ sách kế toán, giải trình quyết toán thuế, đào tạo về thuế, các bạn liên hệ với Dịch vụ kế toan 247, theo số hotline: 0988 864 779 nhé.

Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hotline: 0988.864.779
Chat Facebook
Gọi điện ngay