PHÂN BIỆT SỬ DỤNG BẤT HỢP PHÁP HÓA ĐƠN VÀ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP

Hai thuật ngữ Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp dễ gây nhầm lẫn cho người nộp thuế. Theo đó, Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 quy định phân biệt hai hành vi này như sau:

Các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ gồm:

– Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định;

– Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;

– Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;

– Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;

– Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ;

– Hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định.

** Các hành vi sử dụng hoá đơn, chứng từ sau đây được xem là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp:

– Hóa đơn, chứng từ giả;

– Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

– Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

– Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

– Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

– Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020 quy định  Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

Điểm đ khoản 1 điều 16, điểm d khoản 1 điều 17 của Nghị định này quy định như sau:

Điều 16. Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

  1. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:

đ) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế

  1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;

Hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp là hóa đơn bất hợp pháp thì Doanh nghiệp không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Nếu kế toán đã kê khai hóa đơn trên Tờ khai thuế GTGT, phải làm bổ sung điều chỉnh giảm tiền thuế được khấu trừ. Nếu đã hạch toán trên BCTC, tờ khai QTTNDN, thì phải sửa lại TK QTTNDN, tăng thuế phải nộp.

9 thoughts on “PHÂN BIỆT SỬ DỤNG BẤT HỢP PHÁP HÓA ĐƠN VÀ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP

  1. Celebs News says:

    Usually I do not read article on blogs however I would like to say that this writeup very compelled me to take a look at and do it Your writing style has been amazed me Thank you very nice article

  2. tvbrackets says:

    obviously like your website but you need to test the spelling on quite a few of your posts Several of them are rife with spelling problems and I to find it very troublesome to inform the reality on the other hand Ill certainly come back again

  3. NeuroTest reviews says:

    Attractive section of content I just stumbled upon your blog and in accession capital to assert that I get actually enjoyed account your blog posts Anyway I will be subscribing to your augment and even I achievement you access consistently fast

  4. bestiptvireland says:

    Usually I do not read article on blogs however I would like to say that this writeup very compelled me to take a look at and do it Your writing style has been amazed me Thank you very nice article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hotline: 0988.864.779
Chat Facebook
Gọi điện ngay